Giao dịch với breakouts (phá vỡ) – chiến lược, mô hình và hành động giá

giao dich theo pha vo breakout
Rate this post

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ 2 chiến lược giao dịch breakouts tôi thường sử dụng để giúp các bạn cải thiện khả năng giao dịch với phương pháp breakouts. Ngoài ra tôi cũng giúp các bạn sử dụng chúng để tránh các bẫy false break (phá vỡ giả) trong giao dịch.

 

Chúng ta cùng bắt đầu.

 

Các chiến lược giao dịch với breakout

 

Có rất nhiều phương pháp để giao dịch với breakout trên mạng nhưng bạn có thể gom lại làm 2 chiến lược chính như sau:

 

#1 – Giao dịch breakout theo xung lực hiện tại

#2 – giao dịch breakout theo pullback.

 

Trong 2 phương pháp này thì phương pháp thứ 2 là dễ hơn cho các traders, đặc biệt là các traders mới vì không đòi hỏi nhiều kỹ năng, dễ vận dụng trong giao dịch thực tế. Do đó, trong bài viết hôm nay tôi sẽ đi sâu vào chiến lược thứ 2 này.

 

Trước khi đi sâu vào hệ thống giao dịch này, chúng ta cùng tìm hiểu các mẫu hình giá breakout trong Price Action để dễ trao đổi hơn về sau.

 

Mẫu hình breakout #1 – Tìm các ngưỡng hỗ trợ / kháng cự có ít nhất 2 điểm chạm

 

Tại sao phải cần ít nhất 2 điểm chạm?

Với điểm chạm thứ nhất, chỉ ra rằng ít nhất đã có các traders và tổ chức đã chấp nhận mức giá này làm điểm dừng. Và với điểm chạm thứ 2 trở lên, càng chứng tỏ mức giá này có giá trị khiến giá không thể phá vỡ dễ dàng, nhiều dòng tiền đang đặt tại mức giá đó.

 

 

Ở ví dụ dưới trên, chúng ta thấy ngưỡng kháng cự 1.9979 này được tiếp xúc đến 4 lần trước khi bị phá vỡ. Ngưỡng kháng cự được tiếp xúc càng nhiều, cho thấy phe Bán tập trung ở đây càng lớn, và nếu breakout, cơ hội break sẽ càng cao.

 

Tại sao lại vậy?

 

Trên quan điểm của dòng tiền, lực Bán tập trung ở đây lớn, nên mỗi khi bị phá vỡ sẽ dẫn đến phe Bán cắt lệnh hàng loạt, cùng với đó là lực Mua mới giá nhập vào thị trường, kết hợp làm cho giá phá vỡ sau đó càng mạnh hơn.

 

Do đó việc xác định các ngưỡng hỗ trợ / kháng cự có ít nhất 2 điểm chạm (càng nhiều, càng tốt) là rất quan trọng để tăng khả năng thành công của giao dịch breakout.

 

Mẫu hình breakout #2 – Lực pullback yếu dần từ vùng hỗ trợ / kháng cự

 

 

Cũng với ví dụ trên, phe Mua đang cố gắng đẩy giá lên và tiếp cận vùng kháng cự. Ở 4 lần đầu tiên tiếp cận kháng cự, phe Bán luôn đẩy giá xuống được khoảng 40 pips, thậm chí lần thứ 4 đẩy xuống được hơn 50 pips. Nhưng 2 lần sau đó, phe Bán đã đuối sức, chỉ còn đẩy xuống được chưa đầy 20 pips, thậm chí lần cuối đẩy xuống chỉ được khoảng 10 pips.

 

 

Phe Bán đuối sức, đồng nghĩa với việc thiếu dòng tiền mới từ phe Bán gia nhập thị trường. Từ đó, a) tăng tự tin cho phe ngược lại, phe Mua, gia nhập thị trường và đẩy giá breakout; b) đánh dấu phe Bán đã thua trận tại ngưỡng giá này.

 

Vì vậy, Bạn hãy chú ý quan sát các hành động giá khi tiếp cận các ngưỡng hỗ trợ / kháng cự quan trọng để xác định những cơ hội giao dịch breakout tiềm năng.

 

Giao dịch breakout với pullback

 

Giả định rằng bạn đã thực hành thuần thục các mẫu hình ở trên, xác định được các hỗ trợ / kháng cự quan trọng và các setup breakout tiềm năng. Bây giờ làm sao để bạn có thể vào lệnh và giao dịch theo setup đó?

 

Cách đơn giản nhất, và cũng là cách tôi hay sử dụng nhất, đó chính là đặt một lệnh limit ngay khi giá vừa phá vỡ được hỗ trợ /kháng cự đó theo hướng giá vừa breakout.

 

Tôi sẽ không đợi các tín hiệu nến xác nhận tại khu vực này. Vì nếu bạn đã đọc đúng bối cảnh hành động giá, tìm được setup breakout chuẩn, vậy tại sao không tự tin để vào lệnh? Bất kì tín hiệu xác nhận nào cũng cho bạn một điểm entry bất lợi hơn,  do đó làm giảm lợi nhuận tiềm năng của bạn.

 

Nếu dòng tiền tại mức giá đó là phù hợp, sẽ có rất nhiều nhà đầu tư lớn, tổ chức sẽ gia nhập vào thị trường ngay sau khi giá vừa phá vỡ thành công mà không cần đợi bất kỳ tín hiệu xác nhận nào như pinbar, inside bar,..

 

Cũng với ví dụ trên, nếu chúng ta đặt limit ngay khi giá vừa break lên. Với cây pinbar pullback đầu tiên, không khớp lệnh. Chúng ta khớp lệnh ở cây pinbar doji test lại sau đó, với stoploss chỉ 5 pips phía dưới vùng kháng cự – bây giờ trở thành vùng hỗ trợ.

 

Target tại vùng kháng cự cũ, hơn 50 pips. Đạt 10R. Một setup rất đẹp.

 

Trong trường hợp chúng ta vào lệnh với các tín hiệu xác nhận, với điểm stoploss và take profit như trên, thì:

1) với cây pinbar đầu tiên, stoploss là 22 pips, take profit là 37 pips (đạt 1.7R); 

2) với cây pinbar thứ hai, stoploss là 15 pips, take profit là 45 pips (đạt 3R)

 

Chúng ta thấy một sự chênh lệch rất lớn khi chúng ta vào các điểm entry bất lợi.

 

Làm thế nào để tránh được các false break?

 

Có rất nhiều thứ để nói về việc tránh các tình huống giao dịch false break. Tuy nhiên, để đơn giản, bạn chỉ cần:

1) Học cách đọc bối cảnh hành động giá

2) giao dịch theo xu hướng nhiều nhất có thể.

 

Bằng cách đọc bối cảnh hành động giá, bạn sẽ tìm được các hỗ trợ / kháng cự tốt nhất, nơi mà tập trung nhiều dòng tiền đang chờ đợi nhất. Đó cũng chính là nơi dễ xảy ra những sự bùng nổ để các giao dịch theo breakout dễ thành công và đạt được lợi nhuận tốt nhất.

 

 

 

 

 

Exit mobile version