Bài 8: Rèn luyện tâm lý giao dịch forex như thế nào?

Rate this post

Trong những bài trước chúng ta đã nói về tầm quan trọng, sự cần thiết phải có một phương pháp giao dịch đúng đắn và tuân thủ thực hiện theo nó.

Nhiều traders cũng lên kế hoạch giao dịch rất tỉ mỉ trước khi giao dịch, nhưng rồi khi thị trường chạy, họ lại đưa ra những quyết định trái ngược đến kì lạ. Điều này lại càng dễ xảy ra đặc biệt với những nhà đầu tư mới, khi họ quan sát màn hình quá nhiều và rồi bị cuốn theo sự dịch chuyển trực tiếp giá của thị trường.

Do đó, việc tìm được một chiến lược giao dịch đúng và làm theo nó là chưa đủ, bạn cần phải phát triển song song chiến lược giao dịch của mình cùng với việc kiểm soát tốt tâm lý giao dịch cũng như tư duy giao dịch để hướng đến mục tiêu cuối cùng, là sự thành công trong đầu tư.

tâm lý giao dịch

Khi giao dịch forex đủ lâu, bạn sẽ phải đối mặt với đủ loại cảm xúc như:

Những cảm xúc này, có thể ảnh hưởng đến cách các bạn giao dịch và quan trọng hơn là ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định bạn đưa ra liên quan đến các khoản đầu tư của mình.

Suy cho cùng, giao dịch forex là một cuộc chiến về tinh thần (mental game), nơi mà bạn phải chuẩn bị cho mình những công cụ để thường xuyên luyện tập và mài dũa chúng trở thành một nhà giao dịch forex thành công.

Lòng tham và nỗi sợ hãi là hai cảm xúc chính, tác động mạnh nhất đến tâm lý của một traders.

Nỗi sợ hãi thường xuất hiện khi bạn giao dịch không có kế hoạch, vào lệnh tùy hứng, không theo hệ thống giao dịch. Hoặc là thoát lệnh quá sớm trước khi giá chạm điểm cắt lỗ hoặc chốt lời.

Ngược lại, tham lam sẽ khiến trader giao dịch quá nhiều, sử dụng rủi ro quá lớn khi thực hiện giao dịch. Nó là kết quả sinh ra tự việc bạn tự tin quá mức vào phương pháp mình đang sử dụng.

Lòng tham thường dẫn đến những cú “lộn ngược dòng”, từ thắng chuyển thành thua lỗ.

Một ví dụ thường gặp, bạn đã lên kế hoạch cẩn thận, nghiên cứu kỹ càng và ra quyết định giao dịch nhưng lệnh vẫn rơi vào trạng trái thua lỗ. Bạn sẽ suy nghĩ và phản ứng như thế nào lúc này? 

Hầu hết các nhà đầu tư mới (thậm chí những người có kinh nghiệm hơn) đều mang tâm lý không muốn mất tiền, cố gắng chờ đợi, hy vọng thị trường một lúc nào đó sẽ phục hồi. 

Nghiên cứu (của Kahneman và Tversky, 1991) cũng chỉ ra rằng con người thường phải chịu đựng nỗi đau gần như gấp đôi khi mất 1 đô la so với khi họ cảm thấy thích thú khi kiếm được 1 đô la. Và đây là yếu tố thúc đẩy các nhà đầu tư nắm giữ các vị thế thua lỗ hơn là bán ra để bảo toàn vốn và tìm cơ hội đầu tư khác. 

Những lúc như thế này, cảm xúc thường lấn át và đánh mất lý trí trong quá trình ra quyết định của nhà đầu tư. 

Mặc dù bạn cũng luôn nghe rằng “Hãy cứ để cho lợi nhuận tiếp tục chạy, và nhanh chóng thoát ra khỏi những giao dịch sai lầm.” Tuy nhiên, khi cảm xúc lấn át, bạn lại cho rằng “khi bạn chưa đóng vị thế, tức là giao dịch của bạn chưa thua lỗ”.

Đầu tư nên là một quá trình ra quyết định dựa trên sự lý trí, nhưng chúng ta lại biến chúng thành những quyết định mang cảm tính. Những sự phi lý như thế này liên tục xảy ra trong đầu tư. 

Đọc thêm: Tài chính hành vi là gì? – Giải thích những sai lầm cơ bản của Nhà đầu tư

Nếu bạn dành thời gian để hiểu rõ hơn về cách bạn suy nghĩ, nhận thức được những sai sót của mình và phát triển kỷ luật để chống lại những ảnh hưởng tâm lý tiêu cực, bạn sẽ trở thành một nhà đầu tư hiệu quả và thành công hơn.

Bạn chấp nhận rủi ro bao nhiêu?

Cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi trên thị trường là bạn chắc chắn rằng mình không bao giờ giao dịch rủi ro vượt quá sự kiểm soát của bản thân. Hay nói cách khác, nếu rủi ro đó có mất đi, thì con người bạn vẫn thoải mái, không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống bên ngoài của bạn.

Do đó, việc cần làm bây giờ là bạn hạ rủi ro xuống mức mà bạn có thể không quan tâm về nó nếu thất bại. Nếu 2% danh mục đầu tư cho mỗi lệnh giao dịch là quá cao đối với bạn thì hãy giảm nó xuống một tỷ lệ phần trăm thấp hơn mà bạn cảm thấy mình thực sự thoải mái. Bạn phải chấp nhận rằng, thua lỗ là một phần của đầu tư. Để thành công sau này, thì việc cần bây giờ là bạn không được để mất quá nhiều vốn. Đừng để một khoản lỗ nhỏ trở thành những khoản lỗ lớn. 

Bạn đang đi tìm “chén thánh” trong đầu tư?

Một vấn đề nữa các traders cần chú ý, đặc biệt là các traders mới, những người luôn cố gắng đi tìm sự hoàn hảo, chắc chắn trong giao dịch. Giao dịch forex là một cuộc chơi về xác suất, thắng thua trong thị trường là điều hết sức bình thường. Bạn không nên quá lo lắng chỉ vì một hai lệnh thua xảy ra với bạn.

Đừng cố gắng ép buộc bản thân vào mọi lệnh giao dịch. Một lệnh thua chỉ là một sự sụt giảm nhỏ trong tổng tài sản của bạn trong suốt một hành trình dài. Miễn là bạn kiểm soát rủi ro và quản lý vốn hợp lý.

Một trader chuyên nghiệp, họ sẽ luôn suy nghĩ, tư duy và giao dịch theo xác suất, chứ không dằn vặt bản thân bằng những lệnh lời, lỗ trong quá khứ.

Những người mới bắt đầu thường đọc một cuốn sách, hoặc học được một phương pháp giao dịch nào đó. Sau đó áp dụng các chiến lược này có một vài khoản đầu tư thắng lợi nhưng sau một vài lần đầu tư thua lỗ, họ lại vội vàng từ bỏ chiến lược đó vì cho rằng không hiệu quả và chọn cuốn sách tiếp theo hoặc phương pháp khác của những “chuyên gia” khác. Đây được gọi là “vòng luẩn quẩn” của người mới. Điều bạn cần lúc này là sớm phát hiện và nhảy ra khỏi đó nếu muốn trở thành một nhà giao dịch thành công. 

Bạn hãy chấp nhận rằng bất kỳ chiến lược đầu tư nào có thể không phải lúc nào cũng tạo ra các khoản đầu tư thắng lợi và hiểu rằng quản lý các khoản thua lỗ và thắng lợi theo cách thích hợp là điều dẫn đến thành công.

Cuối cùng, lựa chọn tốt nhất cho một nhà giao dịch forex thành công là phát triển cho mình được một kế hoạch giao dịch hợp lý dựa trên các tư duy giao dịch đúng đắn, tuân thủ nó bất chấp những sợ hãi, tham lam hay bất kỳ một cảm xúc nào khác ảnh hưởng đến quá trình giao dịch.

Chính những điều này sẽ giúp bạn rèn luyện được một tâm lý giao dịch thành công.

Đọc tiếp bài 9: Xây dựng kế hoạch giao dịch

Tham khảo toàn bộ bài học cho người mới tại đây: Khóa học Forex miễn phí

Exit mobile version