Hỗ trợ và kháng cự – Phương pháp xác định tốt nhất

vùng hỗ trợ kháng cự
Rate this post

Cách xác định các vùng hỗ trợ / kháng cự và vận dụng chúng trong giao dịch là chủ đề mà được nhiều traders giao dịch với Price Action tranh luận và tìm kiếm nhất.

Trong bài viết này, tôi và các bạn cùng thảo luận vấn đề này.

 

Các nhà giao dịch chuyên nghiệp, họ xác định và sử dụng các vùng hỗ trợ / kháng cự như thế nào?

 

Khoảng trên 70% các tổ chức, các nhà giao dịch chuyên nghiệp họ thường đặt lệnh tại các vùng giá nhất định. Rất ít, khoảng dưới 30% còn lại họ thực hiện các lệnh giao dịch thị trường (market order).

 

Họ có thể sử dụng bất kì phương pháp giao dịch nào như Price Action, ichimoku, fibonacci, hay các indicators nào đó,.. Tuy nhiên đó không phải là vấn đề. Mà quan trọng hơn hết là họ tìm các vùng hỗ trợ / kháng cự để quan sát và đặt lệnh.

Và hơn hết, mỗi traders, mỗi tổ chức sẽ có các mục tiêu nắm giữ lệnh khác nhau. Tức là có tổ chức giữ lệnh trong ngắn hạn, người giữ lệnh dài hạn.

 

Những traders giữ lệnh trong ngắn hạn thường đặt các mức cắt lỗ nhỏ hơn.

Do đó họ thường có xu hướng đặt lệnh tại sát vùng hỗ trợ / kháng cự để tối ưu được các mức dừng lỗ và tối đa đợi luận của mình.

Đối với các traders giữ lệnh dài hạn hơn, họ không yêu cầu phải đặt lệnh quá chính xác. Do đó họ sử dụng các mức stoploss rộng hơn để tránh bị quét stoploss ở các biến động nhỏ trong trend.

Các bạn quan sát ví dụ dưới đây:

 

 

Đường màu vàng tôi vẽ trên biểu đồ chính là đường kháng cự của giá – 0.90617.

Khi một tổ chức họ vào lệnh, thường họ sẽ không thể vào hết 1 lần được vì khối lượng giao dịch là rất lớn. Thị trường không thể đủ để lấp đầy thanh khoản trong một lúc.

Do đó, họ thường xác định các “vùng” hỗ trợ / kháng cự để chia lệnh ra và vào nhiều lần. Vì vậy, cách họ quản trị rủi ro (stoploss) cũng khác với các traders nhỏ lẻ. Cách họ nắm giữ lệnh cũng xa hơn và dài hơn so với giao dịch ngắn của các traders nhỏ khác.

 

Biểu đồ trên cho chúng ta thấy gì?

Các bóng nến liên tục tấn công nhiều lần mức kháng cự 0.90617. Điều này cho thấy, hoặc phe Mua đang cố gắng đẩy giá lên trên khỏi đường kháng cự để tiếp tục xu hướng tăng. Hoặc phe Bán đang cố gắng tham gia vào thị trường để đẩy giá xuống.

 

Sau gần 10 lần giá liên tục gần chạm, chạm, vượt lên rồi bật xuống, giá mới thực sự giảm. Điều này cho thấy các ngưỡng hỗ trợ / kháng cự là một “vùng” giá xung quanh đó, chứ không ở một mức giá cố định nào.

 

Nếu lực bán đủ để ngăn cản phe Mua đẩy giá lên, thì sau đó giá sẽ giảm xuống. Ngược lại, nếu phe Bán yếu sức, phe mua sẽ đẩy giá lên.  Breakout xảy ra. Hoặc có thể là một cấu trúc điều chỉnh giá phức tạp, trước khi có thể đẩy giá xuống.

 

Key point #1: Kháng cự / hỗ trợ là một “vùng” giá, chư không phải ở một mức giá chính xác, cụ thể nào.

 

Vùng hỗ trợ / kháng cự càng lớn, độ biến động sau đó càng mạnh

 

Không phải lúc nào chúng ta cũng dễ dàng xác định được các vùng hỗ trợ / kháng cự như ví dụ trên. Vùng kháng cự là khá nhỏ, chỉ tầm 30-40 pips.

 

Ở ví dụ dưới đây, bạn sẽ thấy việc xác định vùng kháng cự trở nên phức tạp hơn, và cũng rộng hơn rất nhiều, khoảng 150 pips.

 

 

 

Vùng kháng cự lớn cho ta thấy điều gì?

Phe Bán “chưa đồng thuận” trong việc đẩy giá xuống tại mức giá này.

Ở lần đầu tiên chạm kháng cự, tại vùng giá 1.856. Phe Bán đẩy giá xuống được hơn 500 pips, nhưng sau đó giá thậm chí bật tăng còn cao hơn. Phe Bán lúc này phải chấp nhận Bán tại mức giá cao hơn – 1.865.

Giá liên tục xuống rồi lên chạm 2 vùng này bật xuống lại, cho đến khi phe Mua đuối sức. Phe Bán chỉ cần 2 lần sau cùng bán tại mức giá 1.8500 là đẩy được giá xuống hơn 1000 pips.

 

Tuy chưa có sự đồng thuận hoàn toàn, nhưng phe Bán vẫn chấp nhận đây là một vùng kháng cự của giá.

Trong những tình huống như thế này, chúng ta đứng trước 3 sự lựa chọn để giao dịch:

 

1) Bạn vào lệnh ở phía dưới của vùng kháng cự, xác suất vào được lệnh là cao nhất. Khoảng cách bạn đặt stoploss ở phía trên của vùng kháng cự cũng là rộng nhất. Do đó làm giảm tỉ lệ lợi nhuận của bạn. (giá sử tất cả trường hợp đều đạt mục tiêu)

2) Bạn vào lệnh ở giữa của vùng kháng cự. Xác suất bạn không vào được lệnh là trung bình. Stoploss lúc này sẽ thấp hơn trường hợp 1) nhưng lợi nhuận lại được cải thiện cao hơn.

3) Bạn vào lệnh ở phía trên của vùng kháng cự. Lợi nhuận lúc này bạn đạt được là cao nhất, với khoảng cách đặt dừng lỗ là thấp nhất. Tuy nhiên khả năng để khớp được lệnh lại là thấp nhất. Rất nhiều trường hợp giá không kích hoạt được lệnh của chúng ta.

 

Đó là “nền tảng” cho cách chúng ta hiểu và vận dụng các vùng hỗ trợ / kháng cự trong giao dịch. Bạn phải tự lựa chọn cho mình cách trade nào phù hợp với bản thân. Dựa trên xác suất, khả năng chấp nhận rủi ro và lợi nhuận tiềm năng của chính bản. Không có lựa chọn nào là tốt hơn hoặc xấu hơn. Tất cả phụ thuộc vào phong cách giao dịch của bạn.

 

Khi bạn giao dịch tại các vùng hỗ trợ / kháng cự tức là bạn đang trade theo “khả năng xác suất”

 

Rất nhiều traders mới giao dịch thường nhầm lẫn rằng cần phải đợi “các tín hiệu nến xác nhận” tại các vùng hỗ trợ / kháng cự để tăng khả năng xác suất thành công trong giao dịch.

 

Tuy nhiên sự thật là các tổ chức, các traders chuyên nghiệp đã quyết định lựa chọn các mức giá này làm mức giá họ muốn giao dịch trước. Và sau đó, các pinbar, fakey hay bất kì tín hiệu nến nào sau đó mới được hình thành. Do đó, cách họ suy nghĩ là xác suất giá sẽ đi hướng nào khi chạm vùng hỗ trợ / kháng cự đó.

 

Vì vậy, để xác định được vùng hỗ trợ / kháng cự nào là quan trọng. Vùng đó có thể giữ được giá hay có thể bị phá vỡ. Bạn cần phải tìm hiểu và đọc được “bối cảnh hành động giá”, cấu trúc giá tại thời điểm đó. Chỉ có vậy, bạn mới có thể tìm được các điểm vào lệnh tốt hơn và cải thiện được xác suất giao dịch thành công của mình hơn.

 

Tóm tắt

 

Ở trên tôi đã đưa ra một số khía cạnh xung quanh việc xác định và vận dụng hỗ trợ/ kháng cự trong giao dịch. Những gì tôi trao đổi ở trên có thể áp dụng giao dịch được với bất kì sản phẩm nào, bất kì khung thời gian nào, không chỉ là forex.

 

Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều đặc điểm nữa tôi sẽ hẹn các bạn trong bài viết tiếp theo như thế nào là một một hỗ trợ / kháng cự mạnh. Khi nào thì vùng đó nhiều khả năng sẽ được giữ hoặc bị phá vỡ. Làm sao tìm được vùng hỗ trợ / kháng cự tốt trên các khung thời gian,….

 

Bất kì kỹ năng nào cũng cần thời gian để luyện tập, thực hành, vận dụng và đúc kết trong quá trình giao dịch.

 

Chúc các bạn giao dịch thành công.

Exit mobile version